Các loại cọc trong xây dựng móng

Trong giai đoạn làm móng nhà thì cọc là vật liệu không thể thiếu trong công tác gia cố nền đất. Cọc được chia thành nhiều loại khác nhau và mỗi loại được sử dụng trong các tình huống khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cac loại cọc trong xây dựng móng.

Phân loại cọc theo chức năng

Cọc chiếm chỗ

Cọc chiếm chỗ

Loại cọc này có chức năng đẩy đất đá trong lòng đất ta xung quanh. Lỗ cọc được tạo ra bằng phương pháp đóng, sử dụng cách ép rung, ép hoặc nhồi cọc. Những loại cọc này được đưa xuống lòng đất theo độ sâu thiết kế và được chế tạo từ trước sau đó đưa tới công trình. Một số loại cọc dạng này có thể kể tới như cọc bê tông, cọc cừ tràm, cọc thép, cọc khoan nhồi…

Cọc thay thế

Loại cọc này sử dụng phương pháp khoan, sau khi khoan xong thì sẽ để chỗ trống dạng lỗ. Tiếp theo lỗ sẽ được lấp bằng một vật liệu khác như bê tông cốt thép hoặc đưa các loại cọc đã chế tạo trước vào bên trong lỗ.

Cọc thí nghiệm

Loại cọc này chuyên sử dụng để tính toán độ chịu tải, độ lún của nền đất. Loại cọc này thường được sử dụng trong các công trình lớn cần tính toán lực chính xác. Các công trình nhỏ thường bỏ qua loại cọc này vì sẽ tốn thêm chi phí, tuy nhiên nên sử dụng thì sẽ xác định tính chất nền đất chính xác nhất trước khi chọn loại cọc ép.

Cọc ma sát

Đây là loại cọc được đóng xuống theo từng nhóm nhiêu cây có độ dài tương đương nhau sử dụng độ ma sát, phản lực tại mũi cọc để nâng đỡ tải trọng cho ngôi nhà.

Phân loại dựa trên chất liệu cấu tạo

Phân loại dựa trên chất liệu cấu tạo

  • Cọc gỗ: Thường sử dụng nhiều nhất là cọc cừ tràm ngoài ra còn có loại cọc tre, cọc bạch đàn…
  • Cọc bê tông: là dạng cọc chỉ được tạo nên từ bê tông.
  • Cọc bên tông cốt thép: Là bản nâng cấp của loại cọc bê tông, cốt thép giúp tăng độ chịu tải của loại của cọc này và đây là lý do nó được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng móng.
  • Cọc thép: Loại cọc này chỉ nên sử dụng ở những khu vực có nước nhiễm mặn vì sẽ dễ bị rỉ sét.

Ngoài ra còn một số loại cọc ít được sử dụng hơn như cọc liên hợp, cọc thép bê tông.

Phân loại theo phương pháp ép cọc

Phân loại theo phương pháp ép cọc

Tùy vào loại cọc, độ sâu mong muốn và yếu tố của đất mà người ta lựa chọn các phương thức ép cọc khác nhau:

  • Ép cọc bằng búa: Sử dụng các loại cọc đã chế tạo sẵn và sử dụng máy búa treo, máy rung hoặc máy ép để đưa cọc xuống lòng đất.
  • Sử dụng xối nước: Đây là một phương pháp ép cọc đặc biệt, thường sử dụng trong trường hợp cọc cần ép xuống có tiết diện lớn, lớp đất cứng. Bằng việc sử dụng các tia nước có áp lực lớn phun thẳng xuống đất sau đó kết hợp máy ép để đưa cọc xuống.
  • Bằng máy xoắn: Sử dụng máy quay đặc biệt để đưa cọc vào lòng đất giống như xoắn ốc.

Trên đây là bài viết phân biệt các loại cọc phổ biến trong xây dựng. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn.

0911 512 389