Những lưu ý trong thi công xây phần thô

Xây dựng phần thô có thể coi là công đoạn quan trọng nhất của việc thi công một ngôi nhà. Phần thô sẽ là mấu chốt để đảm bảo ngôi nhà được vững chắc với thời gian. Trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập tới những lưu ý trong thi công xây thô để có sự chuẩn bị tốt nhất trước cũng như trong quá trình xây dựng.

Những lưu ý trong thi công xây thô

1. Bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông

Công việc bảo dưỡng bê tông là tối quan trọng sau quá trình đổ bê tông hoàn thành. Nhất là và thời điểm xây dựng nắng gắt, bê tông sẽ bị nhiệt độ cao làm hút hết nước trước khi đạt đủ thời gian để tạo độ kết dính. Từ đó gây ra những hiện tượng như rỗ nứt vì lúc này chất lượng bê tông đã không còn đảm bảo.

Bê tổng chỉ được đảm bảo chất lượng trong điều kiện ẩm và không được va chạm tác động vật lý mạnh. Sau khi đổ bê tông thì bê tông cần được làm ẩm liên tục càng lâu càng tốt. Bạn nhìn bê tông bề mặt có vẻ đã đông cứng nhưng bên trong quá trình thủy hóa vẫn đang diễn ra và chưa đạt được độ cứng tối đa. Lúc này nếu ta không cung cấp nước cho bê tông sàn thì quá trình thủy hóa sẽ diễn ra không trọn vẹn bê tông sẽ ngừng phát triển và dễ gây hiện tượng nứt sau này.

Để bảo dưỡng bê tông ta có thể sử dụng các biện pháp như tưới, ngâm nước, giữ nguyên cốp pha. Trong điều kiện thời tiết quá nắng nóng thì có thể phủ một lớp bạt lên trên bề mặt bê tông sau khi cấp ẩm xong. Nếu bê tông khô không đều rất dễ gây ra hiện tượng nứt nhỏ dạng chân chim, đây là nguyên nhân phổ biến gây thấm dột nhà sau này.

2. Thi công sắt chờ cột

Thi công sắt chờ cột

Để đảm bảo không được vượt quá 50% mối nối trên 1 mặt cắt thì thép chờ cột phải nằm ở vị trí so le với nhau. Điều này sẽ giảm mặt cắt nguy hiểm xuống, ngoài ra còn một lý do nữa để làm việc này đó là khi thợ cắt các thanh thép ở cùng 1 vị trí thì số lượng thanh thép ở đó sẽ chồng lên nhau khá dày.

Có rất nhiều trường hợp nhà thầu muốn thi công một cách dễ dàng hơn cũng như đỡ hao thép nên đã cho thợ xây cắt phần thép này bằng nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự nguyên vẹn của thép từ đó sẽ để lại những hậu quả không đáng có như bung thép và làm nứt cột. Để tăng tính ổn định và cấu kiện thì tại khu vực nối chân cột, những dầm sát gối phải được chia khoảng cách đai nhỏ.

3. Xây tường bằng gạch thẻ, gạch đinh

Xây tường bằng gạch thẻ, gạch đinh

Hiện nay những nhà thầu đa số đều sử dụng gạch 4 lỗ để thi công phần tường nhà, tuy nhiên để đảm bảo thêm phần chắc chắn thì nên sử dụng thêm gạch đinh. Những nhà thầu uy tín thường chọn loại gạch này để làm tường. Gạch đinh có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng cách âm ,cách nhiệt tốt, có độ bền cao cũng như chống thấm hiệu quả.

Trong một gói xây dựng phần thô cơ bản thì đa số đều xây tường với kích thước là 100mm. Trong trường hợp chủ nhà muốn xây tường 200mm, kỹ sư của Minh Thịnh Phát sẽ tính toán khối lượng dựa trên hồ sơ thi công và đưa ra mức giá chênh lệch. Trong quá trình xây dựng tường 200mm Minh Thịnh Phát đều sử dụng gạch đinh để kết nối các tường 200mm lại với nhau.

Xem thêm: Bảng giá xây nhà phần thô

4. Đóng lưới mắt cáo chống nứt tường

Đóng lưới mắt cáo chống nứt tường

Khu vực hộp gen rất hay bị tình trạng nứt tường, chân chim ngay sau khi xây dựng xong mới chỉ một thời gian ngắn. Lý do là bởi vì bê tông cốt thép cũng bị nở ra co lại theo nhiệt độ môi trường. Những vị trí đi đường dây điện phải đục đẽo tường gây ra hiện tượng không phẳng nơi đây sẽ dễ bị nứt tường khi bê tông co giãn. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải áp dụng phương pháp đóng lưới mắt cáo.

Dưới đây là các bước xử lý chống nứt tường:

  • Trải lướt mắt cáo lên khu vực tường cần chống nứt, cố định bằng đinh vít.
  • Sử dụng một lớp hồ nguyên chất phủ thật mỏng lên trên bề mặt lưới tô tường chống nứt.
  • Tiến hành tô trát đồng thời với tường. Lưu ý tô trát thật kỹ những khu vực thường xuyên gây ra nứt như những chỗ tiếp nối, cổ bo tròn, cầu thang,…

5. Chống thấm

Chống thấm

Thấm sàn là một vấn đề gây khó chịu và cực kì khó giải quyết khi đã có hiện tượng này. Mỗi lần xử lý rất mất thời gian và tốn kém chi phí. Do đó trong quá trình xây phần thô phải có công tác chống thấm để tránh những hậu quả trên. Những khu vực cần phải chống thấm đó là sàn sân thượng, tường ngoài, nhà vệ sinh, tầng hầm,…

Bên trên là một số lưu ý quan trọng trong xây dựng phần thô nhà ở dân dụng. Ngoài ra còn khá nhiều những lưu ý khác, tốt nhất vẫn là việc bạn lựa chọn một đơn vị xây dựng chuyên nghiệp uy tín kết hợp với mua vật tư chất lượng phù hợp với nhu cầu. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà phần thô có thể liên hệ với công ty xây dựng phần thô Minh Thịnh Phát với thông tin bên dưới:

  • Số điện thoại: 0911 512 389
  • Địa chỉ: số 10 đường số 2, khu dân cư Kim Sơn, phường Tân Phong, Quận 7, TPHCM.

0911 512 389